Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Tính Tương Đối Của Chuyển Động

Tính Tương Đối Của Chuyển Động

Tính tương đối của chuyển động là vấn đề khá trừu tượng với các bạn. Hôm nay mình xin cụ thể nó một cách rõ ràng nhất! Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ (mình viết vào buổi tối)

Bài toán quen thuộc nhất với chúng ta ở đây đó là chuyển động của hạt mưa rơi thẳng đứng và chuyển động xe
Nếu ta ngồi trong xe thì thấy hạt mưa bay xiên chéo hướng về phía chúng ta, còn nếu đứng bên đường ta lại thấy hạt mưa rơi thẳng xuống.

Vậy tại sao lại thế. Xin được giải thích như sau!

Hình bên dưới ta có: V1 là vận tốc của B (hạt mưa) so với bên đường, V2 là vận tốc của A(xe- người) so với bên đường.


 

Đối với xe (hoặc người ngồi trong xe nhìn ra ngoài) thì thấy hạt mưa bay xiên chéo hướng về phía xe (người quan sát trong xe). Khi đó ta coi xe (người ngồi trong xe) là đứng yên (chúng ta - xe làm mốc) và hạt mưa chuyển động.
Để đơn giản sự việc ta gọi điểm A là xe, B là hạt mưa, C là một vật bên đường hoặc chính mặt đường!

Khi ta coi A đứng yên thì mặt đường khi đó sẽ chuyển động ngược lại so với  xe A.

Khi đó tại B sẽ phát sinh ra thêm một chuyển động nữa vì cái mốc C không còn cố định nữa rồi.
Kiểu như cô B yêu anh C, khi anh C còn cố định thì cô B chạy đến anh C một vận tốc V1 nhưng tiếc rằng anh C lại chạy về phía cô A nên cô B muốn đuổi được anh C thì buộc phải bẻ CĐ của mình sao cho gặp được anh C. Tóm lại cô B phải tham gia 2 CĐ! 1 là tham gia chuyển động ban đầu dự kiến 2 là chuyển động đuổi theo anh C.
Để rõ hơn chúng ta xem hình sau: Các bạn lưu ý điểm A đã bị loại đi vận tốc vì lúc này nó đứng yên



Do đó ta ngồi trong xe xẽ thấy giọt nước mưa chuyển động xiên chéo theo phương của vận tốc
VBA hợp với phương thẳng đứng một góc α sao cho tan α = V2 /V1 . Độ lớn VBA= V2/sinα hoặc
VBA= V1/cos

Ví dụ 1: nếu cho vận tốc của xe là 30 km/h so với mặt đường, của giọt nước mưa so với mặt đường là 40km/h, mưa rơi thẳng đứng. Tính vận tốc và góc xiên chéo của giọt nước mưa so với phương thẳng đứng.

Giải:

Theo bài toán trên thì ta có:
Góc tạo bởi vận tốc VBA và phương thẳng đứng là

tan α = 30/40 suy ra tan α=3/4 ta suy ra góc α là α = arc(tan3/4)


Suy ra độ lớn vận tốc của B so với A lúc này là: VBA = 30/ sin (arc(tan3/4)) = 50 km/h. 
Các bạn cũng có thể lấy: VBA = 40/cos( arc(tan3/4))=50
Trên máy tính bỏ túi thì các bạn tính arc chính là tan-1
Để bấm được ta chỉ cần bấm SHIPT + Tan sẽ ra tan-1
ví dụ arc (sin 0,5) = 300  không biết nữa thì lên google.com.vn

Còn về phía người đứng ở ngoài hay bên lề đường bản thân người đó coi mình đứng im như vật C dẫn đến người này sẽ nhìn thấy hạt mưa rơi vuông góc  với chiếc xe mà thôi!
Tiếp theo chúng ta xét bài toán chung đó là bài toán 3 điểm bất kỳ chuyển động tương đối với nhau, có lẽ bài toán này là tổng quát nhất rồi nên ở đây mình xin nói kỹ!

Trước hết ta xét hình sau:
Khi đó nếu chọn lần lượt A , B làm mốc thì ta có"
Bài tập:

Một người muốn chèo thuyền qua sông có dòng nước chảy. Nếu người ấy chèo thuyền theo vị trí từ A sang B thì sau thời gian t1 = 10p thuyền sẽ sang đến vị trí C cách B một khoảng a = 120m. Nếu người ấy chèo thuyền về phía trước ngược dòng 1 góc α thì sau t2 = 12,5p thuyền sẽ đến đúng vị trí của B. Coi vận tốc của thuyền đối với dòng nước không đổi.

a/ Bề rộng của con sông là bn?          
b/ Vận tốc của thuyền đối với dòng nước    
c/ Vận tốc u của dòng nước đối với bờ sông      
d/ tính góc α
Hình vẽ mô tả:


Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

VẬT TRƯỢT TRÊN MẶT PHẲNG NGHIÊNG

VẬT TRƯỢT TRÊN MẶT PHẲNG NGHIÊNG


Để vào bài: Xin được hỏi hình bên dưới (9b): Vật chịu tác dụng của bao nhiêu vật?


Trả lời: Có 2 vật tác dụng lên vật bao gồm Trái Đất và mặt phẳng nghiêng! - Việc xác định được có bao nhiêu vật tác dụng lên vật là hết sức quan trọng trong vật lý cơ học cổ điển *Cơ đại cương!
 
+ Trái đất gây ra trọng lực P.
+ mặt phẳng nghiêng gây ra lực ma sát trượt Fmst và lực N thường được gọi là phản lực pháp tuyến.
 
Rõ ràng là mặt phằng nghiêng tác dụng 2 lực Fmst và N nhưng các bạn lưu ý ở đây không phải thế. Bản chất mặt phẳng nghiêng chỉ tác dụng vào vật 1 lực mà thôi!

Khó hiểu lắm đúng không? thực ra mặt phẳng nghiêng với vật chỉ tác dụng duy nhất một lực ma sát mà thôi =.="!  Còn phản lực N có mối quan hệ với lực Fms bằng 1 biểu thức Fms = k 0 .N, N không được coi là lực cơ tức là nó không chủ động được sinh ra mà là sinh ra thụ động khi có tác dụng lực! Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sau!
 
Và cũng xin nhắc lại định luật III - Newton không được phép áp dụng cho thành phần lực đã được phân tích! Thế nên ở đây ta không được phép nói N là được sinh ra do trọng lượng của vật áp lên mặt nghiêng ( nếu thế ít nhất N phải cùng phương với P) - Hay là đai loại N là phản lực của thành phần P! sai bét ( ý kiến cá nhân của AD)

Rồi xong vấn đề là có bao nhiêu vật tác dụng lên vật! Vậy có bao nhiêu lực tác dụng lên vật 1 cách khách quan!
+ Ta xét trường hợp vật trượt?

+ Phân tích rõ ràng một cách dân dã bằng cảm nhận ta có các lực tác dụng vào vật như sau!
 
- Lực trượt : Lực kéo vật trượt xuống.
- Lực ma sát trượt: Fmst - học rồi nhé ^^ không nhắc lại nữa! hoặc tìm hiểu ở blog sau!
- Trọng lực P tác dụng vào vật
- Phản lực N của mặt nghiêng vào vật.
 
Chú ý đây chỉ là bằng cảm nhận kết hợp với các kiến thức bài trước ta đã học!


Tuy nhiên, ta phải nhớ trong đầu rằng lực trượt, như ta gọi nó, đơn giản là một trong những thành phần của trọng lượng của vật, thu được khi trọng lượng đó được chia thành hai lực, một lực song song với mặt nghiêng và lực kia thì vuông góc với nó. Nếu, trong khi liệt kê các lực tác dụng lên vật, ta đã nêu tên trọng lực, thì không có lí do gì để bổ sung thêm lực trượt, một trong hai thành phần của nó là P2.
Vì vật không chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng, nên rất đơn giản theo phương vuông góc, ta đã có sẵn lực N vậy cần 1 lực nữa cân bằng với nó đó chính là P1.
Từ 2 yếu tố trên ta có:
+ Theo phương nghiêng -  Áp dụng định luật II Newton: P2-Fmst = ma
+ Theo phương vuông góc của mặt phẳng - Áp dụng định luật II Newton: P1 - N = 0
lưu ý rằng: P1 = P.cos a , P2 =
P.sin a , Fms = k 0 .N , P = mg
Thay hết vào 2 phương trình trên rồi giả là ta được kết quả vậy là xong


+ Ta xét trường hợp vật không trượt?
Tương tự vật trượt nhưng lực ma sát lúc này là lực ma sát nghỉ! - Blog sau chúng ta theo dõi! - và thay vì vật chuyển động thì vật đứng im gia tốc bằng 0. Ta cũng có
+ Theo phương nghiêng -  Áp dụng định luật II Newton: P2 - Fmst = 0
+ Theo phương vuông góc của mặt phẳng - Áp dụng định luật II Newton: P1 - N = 0
lưu ý rằng: P1 = P.cos a , P2 = P.sin a , Fms = k 0 .N , P = mg
Thay hết vào 2 phương trình trên rồi giả là ta được kết quả vậy là xong

Ta xét vật lăn không trượt? - Loại này phức taph hơn chút ta để dành đến phần sau!
Hôm nay viết thế thôi mỏi quá roài oài oài!!!!!