VẬT TRƯỢT TRÊN MẶT PHẲNG NGHIÊNG
Để vào bài: Xin được hỏi hình bên dưới (9b): Vật chịu tác dụng của bao nhiêu vật?
Trả lời: Có 2 vật tác dụng lên vật bao gồm Trái Đất và mặt phẳng nghiêng! - Việc xác định được có bao nhiêu vật tác dụng lên vật là hết sức quan trọng trong vật lý cơ học cổ điển *Cơ đại cương!
+ Trái
đất gây ra trọng lực P.
+ mặt phẳng nghiêng gây ra lực ma sát trượt Fmst và lực N thường được gọi là phản lực pháp tuyến.
Rõ ràng là mặt phằng nghiêng tác dụng 2 lực Fmst và N nhưng các bạn lưu ý ở đây không phải thế. Bản chất mặt phẳng nghiêng chỉ tác dụng vào vật 1 lực mà thôi!
Khó hiểu lắm đúng không? thực ra mặt phẳng nghiêng với vật chỉ tác dụng duy nhất một lực ma sát mà thôi =.="! Còn phản lực N có mối quan hệ với lực Fms bằng 1 biểu thức Fms = k 0 .N, N không được coi là lực cơ tức là nó không chủ động được sinh ra mà là sinh ra thụ động khi có tác dụng lực! Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sau!
Và cũng xin nhắc lại định luật III - Newton không được phép áp dụng cho thành phần lực đã được phân tích! Thế nên ở đây ta không được phép nói N là được sinh ra do trọng lượng của vật áp lên mặt nghiêng ( nếu thế ít nhất N phải cùng phương với P) - Hay là đai loại N là phản lực của thành phần P! sai bét ( ý kiến cá nhân của AD)
Rồi xong vấn đề là có bao nhiêu vật tác dụng lên vật! Vậy có bao nhiêu lực tác dụng lên vật 1 cách khách quan!
+ Ta xét trường hợp vật trượt?
Rồi xong vấn đề là có bao nhiêu vật tác dụng lên vật! Vậy có bao nhiêu lực tác dụng lên vật 1 cách khách quan!
+ Ta xét trường hợp vật trượt?
+ Phân tích rõ ràng một cách dân dã bằng cảm nhận ta có các lực tác dụng vào vật như sau!
- Lực trượt : Lực kéo vật trượt xuống.
- Lực ma sát trượt: Fmst - học rồi nhé ^^ không nhắc lại nữa! hoặc tìm hiểu ở blog sau!
- Trọng lực P tác dụng vào vật
- Phản lực N của mặt nghiêng vào vật.
Chú ý đây chỉ là bằng cảm nhận kết hợp với các kiến thức bài trước ta đã học!
Tuy nhiên, ta phải nhớ trong đầu
rằng lực trượt, như ta gọi nó, đơn giản là một trong những thành phần của trọng
lượng của vật, thu được khi trọng lượng đó được chia thành hai lực, một lực
song song với mặt nghiêng và lực kia thì vuông góc với nó. Nếu, trong khi liệt
kê các lực tác dụng lên vật, ta đã nêu tên trọng lực, thì không có lí do gì để
bổ sung thêm lực trượt, một trong hai thành phần của nó là P2.
Vì vật không chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng, nên rất đơn giản theo phương vuông góc, ta đã có sẵn lực N vậy cần 1 lực nữa cân bằng với nó đó chính là P1.
Từ 2 yếu tố trên ta có:
Từ 2 yếu tố trên ta có:
+ Theo phương nghiêng - Áp dụng định luật II Newton: P2-Fmst = ma
+ Theo phương vuông góc của mặt phẳng - Áp dụng định luật II Newton: P1 - N = 0
lưu ý rằng: P1 = P.cos a , P2 = P.sin a , Fms = k 0 .N , P = mg
lưu ý rằng: P1 = P.cos a , P2 = P.sin a , Fms = k 0 .N , P = mg
Thay hết vào 2 phương trình trên rồi giả là ta được kết quả vậy là xong
+ Ta xét trường hợp vật không trượt?
Tương tự vật trượt nhưng lực ma sát lúc này là lực ma sát nghỉ! - Blog sau chúng ta theo dõi! - và thay vì vật chuyển động thì vật đứng im gia tốc bằng 0. Ta cũng có
+ Theo phương nghiêng - Áp dụng định luật II Newton: P2 - Fmst = 0
+ Theo phương vuông góc của mặt phẳng - Áp dụng định luật II Newton: P1 - N = 0
lưu ý rằng: P1 = P.cos a , P2 = P.sin a , Fms = k 0 .N , P = mg
Thay hết vào 2 phương trình trên rồi giả là ta được kết quả vậy là xong
Ta xét vật lăn không trượt? - Loại này phức taph hơn chút ta để dành đến phần sau!
Hôm nay viết thế thôi mỏi quá roài oài oài!!!!!
Ta xét vật lăn không trượt? - Loại này phức taph hơn chút ta để dành đến phần sau!
Hôm nay viết thế thôi mỏi quá roài oài oài!!!!!